Cháo hạt dẻ



Cháo hạt dẻ là một trong 300 thang thuốc bổ nổi tiếng trong y học cổ truyền phương Đông. Cháo hạt dẻ có công dụng: bổ thận, mạnh gối, ích khí, kiện tỳ vị. Cháo hạt dẻ chủ trị: thận hư, lưng chân vô lực, tỳ vị hư nhược, tiêu hóa không tốt….

1. Thành phần:

  • Hạt dẻ: 60g

  • Gạo xay: 100g

2. Pha chế:

Hạt dẻ bóc vỏ lấy nhân, gạo vo, nước vừa đủ, nấu thành cháo, ăn nóng khi bụng đói. Ngày 1 lần.

3. Công dụng:

  • Bổ thận, cường gối sườn, ích khí kiện tỳ vị.
  • Hạt dẻ còn gọi là Bản lê, giàu chất dinh dưỡng, mùi vị thơm, đứng hàng trên các loại quả khô, thuộc loại lương thực cao cấp. Ăn sống, luộc, rang, hấp đều được, làm thức ăn lại càng tiện.
  • Trong “Nội kinh” cho rằng: Hạt dẻ là loại quả của thận, bệnh thân nên ăn hạt dẻ. Trong “Thiên kim phương” cũng nói “Trị yếu cước bất toại”. Loại hạt này bổ thận kiện tỳ, phối hợp với gạo thành cháo ăn vào thì kiện tỳ ích vị.


4. Ứng dụng:

  • Thang thuốc này chủ trị thận hư, lưng chân vô lực, bổ thận khí, có tác dụng cứng chân, lưng sườn.
  • Dùng để trị tỳ vị hư nhược, tiêu hóa không tốt, nôn ọe, tiêu chảy, có hiệu quả kiện tỳ cầm tả.
  • Trong “Kinh nghiệm phương” trị thận hư yếu, cước vô lực. Mỗi buổi sáng lúc bụng đói nhai kỹ hơn 10 hạt dẻ, tiếp đến nấu cháo cật lợn để ăn, cũng có thể sử dụng thang thuốc này.

Chú ý: Mỗi lần không nên ăn quá nhiều để tránh trễ khí cách thực.

Bài thuốc hay



Trả lời

© 2024 Newclip - WordPress Theme by WPEnjoy