Cấu tạo của tiếng – Luyện từ và câu lớp 4. Bài học nhằm mục đích giúp học sinh nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng. Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
I. Nhận xét về cấu tạo của tiếng
1. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng ?
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Trả lời:
Bầu / ơi / thương / lấy / bí / cùng /
Tuy / rằng / khác / giống / nhưng / chung / một/ giàn /
=> Có tất cả 14 tiếng
Video bài giảng:
2. Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó ?
Trả lời:
bờ – âu – bâu – huyền – bầu
3. Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành ?
Trả lời:
4. Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng khác trong câu tục ngữ trên. Rút ra nhận xét:
a) Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu?
b) Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?
Trả lời:
Bảng phân tích:
Nhận xét:
– Những tiếng có đủ các bộ phận như tiếng bầu: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.
– Tiếng không có đủ các bộ phận: ơi (không có âm đầu).
II. Ghi nhớ
1. Mỗi tiếng thường có ba bộ phận sau:2. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
III. Luyện tập
1. Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu sau:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Bài giải
Bảng phân tích:
2. Giải câu đố sau:
Để nguyên, lấp lánh trên trời
Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày.
(Là chữ gì ?)
Bài giải
Để nguyên là sao, bớt âm đầu thành ao. Vậy chữ đó là chữ sao.
Bài tiếp theo: Luyện tập về cấu tạo của tiếng