Tính chất giao hoán của phép cộng – Toán lớp 4. Mục tiêu bài học giúp học sinh nhận biết và bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong một số trường hợp đơn giản.
Toán lớp 4 – Chương trình Học trực tuyến dành cho học sinh lớp 4.
1. Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng
So sánh giá trị của hai biểu thức a + b và b + a trong bảng sau:
Video bài giảng:
Ta thấy giá trị của a + b và của b + a luôn luôn bằng nhau, ta viết:
a + b = b + a
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
2. Thực hành
Bài 1 (SGK Toán 4 trang 43)
Nêu kết quả tính:
a. 468 + 379 = 847
379 + 468 =
b. 6509 + 2876 = 9385
2876 + 6509 =
c. 4268 + 76 = 4344
76 + 4268 =
Bài giải
a. 468 + 379 = 847
379 + 468 = 847
b. 6509 + 2876 = 9385
2876 + 6509 = 9385
c. 4268 + 76 = 4344
76 + 4268 = 4344
Bài 2 (SGK Toán 4 trang 43)
Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
a. 48 + 12 = 12 + …
65 + 297 = …. + 65
…. + 89 = 89 + 177
b. m + n = n + ….
84 + 0 = …. + 84
a + 0 = …. + a =
Bài giải
a. 48 + 12 = 12 + 48
65 + 297 = 297 + 65
177 + 89 = 89 + 177
b. m + n = n + m
84 + 0 = 0 + 84
a + 0 = 0 + a = a
Bài 3 (SGK Toán 4 trang 43)
Điền dấu >, <, =
a. 2975 +4017 ….. 4017 + 2975
2975 + 4017 ….. 4017 + 3000
2975 + 4017 ….. 4017 + 2900
b. 8264 + 927 …. 927 + 8300
8264 + 927 …. 900 + 8264
927 + 8264 ….. 8264 + 927
Bài giải
a. 2975 +4017 = 4017 + 2975
2975 + 4017 < 4017 + 3000
2975 + 4017 > 4017 + 2900
b. 8264 + 927 < 927 + 8300
8264 + 927 > 900 + 8264
927 + 8264 = 8264 + 927
Bài tiếp theo: Biểu thức có chứa ba chữ