Cháo lá câu kỷ là một trong 300 thang thuốc bổ nổi tiếng trong y học cổ truyền phương Đông. Thang Cháo lá câu kỷ có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, sáng mắt… Chủ trị: hư lao phát nhiệt, tâm phiền, khô họng, đau mắt đỏ…
I. Thành phần:
- Câu kỷ (lá tươi): 250g
- Gạo xay: 100g
- Đậu phụ: 60g
II. Pha chế:
Lá câu kỷ rửa sạch, xắt nhỏ. Gạo vo sạch cho nước vừa đủ nấu sôi, cho thêm đậu phụ nấu thành cháo. Cho tiếp lá câu kỷ vào, thêm dầu ăn, muối, hành… ăn nóng, ngày 2 lần.
III. Công dụng:
Thanh nhiệt, dưỡng âm, sáng mắt.
Lá non câu kỷ, người ta thường dùng làm rau ăn, có nơi gọi là mầm câu kỷ, ngọn câu kỷ. Thời xưa rất cường điệu tác dụng bổ hư ích tinh. Trong “Dược tính luận” thời Đường cho rằng: “Tác khâm đại trà, giải khát, tiêu phiền nhiệt, ích dương sự”. Trong “Nhật Hoa chư gia bản thảo” thời Tống cho rằng: “Trừ phiền ích trí, bổ Ngũ Lạc thất thương”. Các nhà y học sau này đều rất coi trọng tác dụng thanh nhiệt sáng mắt, bổ hư, thường dùng nhất là câu kỷ hạt. Người ta thường lấy lá câu kỷ để chữa chứng nhức răng. Thang thuốc này cũng làm sạch miệng thanh họng. Thanh nhiệt mà không làm hại tỳ vị, đó là thang thuốc hay chữa cho người mắc bệnh hư nhiệt.
IV. Ứng dụng:
1. Chủ trị hư lao phát nhiệt, tâm phiền, khô họng.
2. Trị thượng tiêu phong nhiệt, đau mắt đỏ, não chướng, quáng gà (đau đầu, mờ mắt).
3. Trị nhức răng hư hỏa cũng có hiệu quả nhất định.
Ẩm thực