1. Hoàng Liên Sơn – nơi cư trú của một số dân tộc ít người.
– Hoàng Liên Sơn có dân cư thưa thớt. Đây là nơi sinh sống của một số dân tộc ít người như: Thái, Dao, Mông (H’mông),…
– Ở những nơi núi cao đi lại khó khăn, đường giao thông chủ yếu là đường mòn, chỉ có thể đi bộ hoặc đi bằng ngựa.
Video bài giảng:
[embedyt] https://www.youtube.com/watch?v=kMMYNRAQ9W4[/embedyt]
2. Bản làng với nhà sàn.
– Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống tập trung thành bản và các bản nằm cách xa nhau.
– Ở sườn núi cao, mỗi bản có khoảng chục nhà. Các bản ở dưới thung lũng thì đông hơn.
– Nơi đây có một số dân tộc sống ở nhà sàn. Họ làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ. Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa,…
– Bếp được đặt ở giữa nhà không chỉ là nơi đun nấu mà còn để sưởi ấm khi mùa đông giá rét.
3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục
– Chợ phiên ở vùng núi Hoàng Liên Sơn họp vào những ngày nhất định. Chợ thường rất đông.
– Đối với một số dân tộc, chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa và gặp gỡ, kết bạn của nam nữ thanh niên.
– Ở Hoàng Liên Sơn có những lễ hội như: hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng,… Lễ hội của các dân tộc thường tổ chức vào mùa xuân với các hoạt động: thii hát, múa sạp, ném còn,…
– Trang phục của người dân tộc thường tự may, được thêu trang trí rất công phu, có màu sắc sặc sỡ., Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng.
Ghi nhớ:
Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. Ở đây có các dân tộc ít người như: dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Mông,… Dân cư thường sống tập trung thành bản và có nhiều lễ hội truyền thống. Một nét văn hóa đặc sắc ở đây là những phiên chợ vùng cao.
Câu hỏi:
1. Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Kể về lễ hội, trang phục và chợ phiên của họ.
Trả lời
[read_more id=”3″ more=”Xem chi tiết” less=”Thu gọn”]
Một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Dao, Mông Thái, Sán Dìu,…
Lễ hội, trang phục và chợ phiên của dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn:
– Lễ hội: hội chơi núi mùa xuân , hội xuống đồng,… các lễ hội thường tổ chúc vào mùa xuân, có các hoạt động: thi hát, múa sạp, ném còn,…
– Trang phục: dân tộc ít người thường tự may quần áo, mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng. Trang phục dân tộc được may, thêu trang phục rất công phu và có màu sắc sặc sỡ.
– Chợ phiên: chợ phiên sẽ họp vào những ngày nhất định, vào ngày này chợ thường rất đông. Đối với một số dân tộc, chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa, gặp gỡ kết bạn của nam nữ thanh niên.
[/read_more]
2. Mô tả nhà sàn và hãy giải thích tại sao người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở.
Trả lời
[read_more id=”3″ more=”Xem chi tiết” less=”Thu gọn”]
Nhà sàn của người dân miền núi được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa… được dựng trên các cột trên mặt đất.
Người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để: tránh ẩm thấp và thú dữ, phía dưới có thể tận dụng nuôi gia súc gia cầm.
[/read_more]
Địa lí 4