Luyện tập trang 55 – Toán 4
Luyện tập trang 55 – Toán lớp 4. Mục tiêu bài học, giúp học sinh củng cố về nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
Toán lớp 4 – Chương trình Học trực tuyến dành cho học sinh lớp 4.
Video bài giảng
Bài giảng “Luyện tập trang 55 – Toán 4”:
Bài 1 (SGK Toán 4 trang 55)
Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình sau:
Bài giải
– Góc đỉnh A ; cạnh AB, AC là góc vuông (góc BAC)
– Góc đỉnh B; cạnh BA, BM là góc nhọn (góc ABM)
– Góc đỉnh B; cạnh BM, BC là góc nhọn (góc MBC)
– Góc đỉnh B; cạnh BA; BC là góc nhọn (góc ABC)
– Góc đỉnh C; cạnh CM, CB là góc nhọn (góc MCB)
– Góc đỉnh M; cạnh MA, MB là góc nhọn (góc AMB)
– Góc đỉnh M; cạnh MB, MC là góc tù (góc BMC)
– Góc đỉnh M; cạnh MA, MC là góc bẹt (góc AMC)
– Góc đỉnh A; cạnh AB, AD là góc vuông (góc BAD)
– Góc đỉnh B; cạnh BA, BC là góc tù (góc ABC)
– Góc đỉnh B; cạnh BD, BC là góc vuông (góc CBD)
– Góc đỉnh B; cạnh BA, BD là góc nhọn (góc ABD)
– Góc đỉnh C; cạnh CB, CD là góc nhọn (góc BCD)
– Góc đỉnh D; cạnh DA, DC là góc vuông (góc ADC)
– Góc đỉnh D: cạnh DA, DB là góc nhọn (góc ADB)
– Góc đỉnh D; cạnh DB, DC là góc nhọn (góc BDC)
Bài 2 (SGK Toán 4 trang 55)
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
– AH là đường cao của hình tam giác ABC \square
– AB là đường cao của hình tam giác ABC \square
Bài giải
– AH là đường cao của hình tam giác ABC: S
– AB là đường cao của hình tam giác ABC: Đ
Bài 3 (SGK Toán 4 trang 55)
Cho đoạn thằng AB = 3cm (như hình vẽ). Hãy vẽ hình vuông ABCD (có cạnh AB).
Bài giải
Bài 4 (SGK Toán 4 trang 55)
a) Hãy vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4cm.
b) Xác định trung điểm M của cạnh AD, trung điểm N của cạnh BC. Nối điểm M và điểm N ta được các hình tứ giác đều hình chữ nhật
– Nêu tên các hình chữ nhật đó.
– Nêu tên các cạnh song song với cạnh AB.
Bài giải
a. Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4cm
b. M là trung điểm cạnh AD, nghĩa là M là điểm chính giữa cạnh AD.
– N là trung điểm cạnh BC, nghĩa là N là điểm chính giữa cạnh BC.
– Các hình chữ nhật ở hình trên là: ABCD, ABNM, MNCD.
– Các cạnh song song với cạnh AB là: MN và DC