Ôn thi môn Khoa học
Hãy khoanh vào chữ cái trước câu lời đúng:
Câu 1: Để bảo vệ bầu không khí trong sạch chúng ta cần:
A. Thu gom và xử lý rác hợp lý.
B. Giảm lượng khí thải độc hại.
C. Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.
D. Tất cả các ý trên.
Trả lời:
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Những việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
A. Trồng nhiều cây xanh.
B. Đốt rừng làm rẫy
C. Để rác đúng nơi quy định
D. Cả A và B đều đúng.
Trả lời:
B. Đốt rừng làm rẫy
Câu 3: Vật dẫn nhiệt tốt là ?
A. Đồng, kẽm, nhôm, cao su
B. Đồng, chì, kẽm, gỗ
C. Đồng, chì, kẽm, nhựa
D. Đồng, chì, kẽm, vàng
Trả lời:
D. Đồng, chì, kẽm, vàng
Câu 4: Trong các loại khí sau đây, khí nào cần cho quá trình quang hợp của cây?
A. Khí ô-xi
B. Khí ni-tơ
C. Khí các-bô-nít
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
C. Khí các-bô-nít
Câu 5: Thành phần nào trong không khí có vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người ?
A. Khí ni-tơ
B. Khí các-bô-nic
C. Khí ô-xi
D. Hơi nước
Trả lời:
C. Khí ô-xi
Câu 6: Để tăng năng suất cho cây trồng, ta cần:
A. Lượng khí các-bô-níc có sẵn trong không khí
B. Lượng khí các-bô-níc tăng gấp ba
C. Lượng khí các-bô-níc tăng gấp đôi
D. Cả A, B, C đều đúng
Trả lời:
C. Lượng khí các-bô-níc tăng gấp đôi
Câu 7: Đúng ghi Đ, sai ghi S
\Box Nước là một trong những thành phần cấu tạo nên cơ thể thực vật.
\Box Nước có thể thay thế các chất khoáng khác mà thực vật cần .
\Box Nhờ có nước mà rễ cây hấp thụ được các chất khoáng hòa tan.
\Box Nhờ có nước mà cây cối có thể chống được sâu bệnh.
Trả lời:
Đ – S – Đ – S
Câu 8: Vật nào có thể ngăn ánh sáng truyền qua ?
A. Kính
B. Quyển vở, miếng gỗ
C. Túi ni lông trắng
D. Nước
Trả lời:
B. Quyển vở, miếng gỗ
Câu 9: Quá trình hô hấp của cây diễn ra khi nào ?
A. Ban ngày
B. Khi có ánh sáng mặt trời
C. Ban đêm
D. Cả ngày lẫn đêm
Trả lời:
D. Cả ngày lẫn đêm
Câu 10: Để sống và phát triển bình thường, động vật cần ?
A. Có đủ nước, ánh sáng và không khí.
B. Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn.
C. Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn và không khí.
D. Có đủ thức ăn và không khí
Trả lời:
C. Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn và không khí.
Câu 11: Trong những việc làm sau đây việc làm nào không có hại cho mắt ?
A. Để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt.
B. Xem ti vi, điện thoại, máy tính quá lâu.
C. Đọc sách dưới ánh sáng thích hợp.
D. Cả ba ý trên.
Trả lời:
C. Đọc sách dưới ánh sáng thích hợp.
Câu 12: Chuỗi thức ăn nào chỉ ra mối quan hệ thức ăn của gà, lúa và diều hâu ?
A. Lúa → Gà → Diều hâu
B. Gà → Diều hâu → Lúa
C. Diều hâu → Lúa → Gà
D. Gà → Lúa → Diều hâu
Trả lời:
A. Lúa → Gà → Diều hâu
Câu 13. Ngâm một bình sữa lạnh vào cốc nước nóng, điều gì sẽ xảy ra ?
A. Cốc nước sẽ tỏa nhiệt còn bình sẽ thu nhiệt.
B. Nếu ngâm lâu, bình sữa sẽ nóng hơn cốc nước.
C. Cả bình sữa và cốc nước đều giữ nguyên nhiệt độ.
D. Ý kiến khác.
Trả lời:
A. Cốc nước sẽ tỏa nhiệt còn bình sẽ thu nhiệt.
Câu 14: Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ ?
A. Mạnh lên
B. Yếu đi
C. Không mạnh lên, cũng không yếu đi.
D. Không nghe thấy
Trả lời:
B. Yếu đi
Câu 15: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trước các ý sau:
\Box a) Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau.
\Box b) Nhiệt độ chỉ ảnh hưởng đến sự sinh sản của động vật.
\Box c) Con người làm ra ánh sáng nhân tạo nên không cần ánh sáng mặt trời.
\Box d) Động vật cần có thức ăn, nước uống, không khí và ánh sáng thì mới phát triển bình thường.
Trả lời:
Đ – S – S – Đ
Câu 16: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
( yếu tố, ô nhiễm, nguyên nhân, tỉ lệ thấp, trong sạch, thành phần)
Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,.. là những ………..………. làm không khí bị ………..…..…. Không khí được coi là …………..…….. khi những ……………….. kể trên có trong không khí với một ………..…………. , không làm hại đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.
Trả lời:
Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,.. là những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm. Không khí được coi là trong sạch khi những thành phần kể trên có trong không khí với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.
Câu 17: Viết vào ô vuông chữ N trước việc nên làm, chữ K trước việc không nên làm để phòng tránh tai nạn khi đun nấu ở nhà ?
\Box Tắt bếp sau khi đun nấu xong.
\Box Tranh thủ làm việc nhà khi đang nấu ăn.
\Box Để các vật dễ cháy trong nhà bếp.
\Box Sử dụng bếp gas có khóa gas tự động.
Trả lời:
N – K – K – N
Câu 18: Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật sau:
Trả lời:
Câu 19: Ánh sáng không thích hợp có ảnh hưởng như thế nào đến con ngươi ? Em hãy đề xuất một số việc nên làm để bảo vệ đôi mắt ?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Trả lời:
– Ánh sáng không thích hợp sẽ có hại cho mắt. Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể làm hỏng mắt. Học, đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh đều có hại cho mắt. Nhìn quá lâu vào màn hình máy tính , ti vi cũng làm hại mắt.
– Để bảo về đôi mắt chúng ta cần: Đọc sách ở nơi có ánh sáng thích hợp. Đội nón, đeo kính răm khi đi giữa trời nắng,….
Câu 20: Theo em, vì sao người ta lại gọi một số loài động vật là động vật ăn tạp? Em hãy kể tên một số loài động vật ăn tạp ?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Trả lời:
– Người ta gọi một số loài là động vật ăn tạp vì thức ăn của chúng gồm rất nhiều loại cả động vật và thực vật.
– Một số loài động vật ăn tạp là: gà, mèo, lợn, cá, chuột,..
Câu 21: Chọn từ thích hợp (lúa, rắn, vi khuẩn, chuột) điền vào ô trống để hoàn thành sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên từ các loài vật sau:
Trả lời: