Rút gọn phân số
Rút gọn phân số – Toán lớp 4. Mục tiêu giúp học sinh bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản. Biết cách rút gọn phân số.
Toán 4 – Chương trình Học trực tuyến dành cho học sinh lớp 4.
I. Bài giảng
Video bài giảng
II. Kiến thức
Ví dụ 1: Rút gọn phân số \dfrac{6}{8}
6 và 8 cùng chia hết cho 2, nên:
\dfrac{6}{8} = \dfrac{6 : 2}{8 : 2} = \dfrac{3}{4}
3 và 4 không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1, nên phân số \dfrac{3}{4} không thể rút gọn được nữa (phân số tối giản). Ta nói phân số \dfrac{6}{8} đã được rút gọn thành phân số \dfrac{3}{4} .
Ví dụ 2: Rút gọn phân số \dfrac{18}{54}
18 và 54 đều chia hết cho 2, nên
\dfrac{18}{54} = \dfrac{18 : 2}{54 : 2} = \dfrac{9}{27}
9 và 27 đều chia hết cho 9, nên
\dfrac{9}{27} = \dfrac{9 : 9}{27 : 9} = \dfrac{1}{3}
1 và 3 không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1, nên \dfrac{1}{3} là phân số tối giản.
Khi rút gọn phân số có thể làm như sau:
– Xem xét tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
– Chia tử số và mẫu số cho số đó.
Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.
III. Bài tập
Bài tập 1 (SGK Toán 4 trang 114)
Rút gọn các phân số
Bài giải
a) \dfrac{4}{6} = \dfrac{4 : 2}{6 : 2} = \dfrac{2}{3}
\dfrac{12}{8} = \dfrac{12 : 4}{8 : 4} = \dfrac{3}{2}
\dfrac{15}{25} = \dfrac{15 : 5}{25 : 5} = \dfrac{3}{5}
\dfrac{11}{22} = \dfrac{11 : 11}{22 : 2} = \dfrac{1}{2}
\dfrac{36}{10} = \dfrac{36 : 2}{10 : 2} = \dfrac{18}{5}
\dfrac{75}{36} = \dfrac{75 : 3}{36 : 3} = \dfrac{25}{12}
b) \dfrac{5}{10} = \dfrac{5 : 5}{10 : 5} = \dfrac{1}{2}
\dfrac{12}{36} = \dfrac{12 : 12}{36 : 12} = \dfrac{1}{3}
\dfrac{9}{72} = \dfrac{9 : 9}{72 : 9} = \dfrac{1}{8}
\dfrac{75}{300} = \dfrac{75 : 75}{300 : 75} = \dfrac{1}{4}
\dfrac{15}{35} = \dfrac{15 : 5}{35 : 5} = \dfrac{3}{7}
\dfrac{4}{100} = \dfrac{4 : 4}{100 : 4} = \dfrac{1}{25}
Bài tập 2 (SGK Toán 4 trang 114)
Trong các phân số:
a) Phân số nào tối giản ? Vì sao ?
b) Phân số nào rút gọn được ? Hãy rút gọn phân số đó.
Bài giải
a) Phân số tối giản: \dfrac{1}{3} ; \dfrac{4}{7} ; \dfrac{72}{73}
Vì tử số và mẫu số của mỗi phân số trên không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào khác 1.
b) Phân số rút gọn được: \dfrac{8}{12} ; \dfrac{30}{36}
\dfrac{8}{12} = \dfrac{8 : 4}{12 : 4} = \dfrac{2}{3}
\dfrac{30}{36} = \dfrac{30 : 6}{36 : 6} = \dfrac{5}{6}
Bài tập 3 (SGK Toán 4 trang 114)
Viết số thích hợp vào ô trống:
Bài giải
Rút gọn các phân số ta được:
\dfrac{54}{72} = \dfrac{54 : 2}{72 : 2} = \dfrac{27}{36}
\dfrac{27}{36} = \dfrac{27 : 3}{36 : 3} = \dfrac{9}{12}
\dfrac{9}{12} = \dfrac{9 : 3}{12 : 3} = \dfrac{3}{4}
Kết quả: