Tính chất giao hoán của phép nhân – Toán 4
Tính chất giao hoán của phép nhân – Toán lớp 4. Mục tiêu bài học, giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số.
Toán lớp 4 – Chương trình Học trực tuyến dành cho học sinh lớp 4.
I. Tìm hiểu bài
1. Bài giảng
Bài giảng “Tính chất giao hoán của phép nhân”:
2. So sánh giá trị của hai biểu thức:
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
7 x 5 và 5 x 7
Ta có: 7 x 5 = 35
5 x 7 = 35
Vậy: 7 x 5 = 5 x 7
3. Viết kết quả vào ô trống
Ghi nhớ:
Giá trị của a x b và b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết
a x b = b x a
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
II. Thực hành
Bài 1 (SGK Toán 4 trang 58)
Viết số thích hợp vào ô trống:
a 4 \times 6 = 6 \times \square
207 \times 7 = \square \times 207
b. 3 \times 5 = 5 \times \square
2138 \times 9 = \square \times 2138
Bài giải
a. 4 x 6 = 6 x 4
207 x 7 = 7 x 207
b. 3 x 5 = 5 x 3
2138 x 9 = 9 x 2138
Bài 2 (SGK Toán 4 trang 58)
Tính:
a. 1357 \times 5
7 \times 863
b. 40263 \times 7
5 \times 1326
c. 23109 \times 8
9 \times 1427
Bài giải
a. 1357 x 5 = 6785
7 x 863 = 5971
b. 40263 x 7 = 281841
5 x 1326 = 6630
c. 23109 x 8 = 184872
9 x 1427 = 12843
Bài 3 (SGK Toán 4 trang 58)
Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
a. 4 \times 2145 ; b. (3 + 2) \times 10287 ;
c. 3964 \times 6 ; d. (2100 + 45) \times 4
e. 10287 \times 5 ; g. (4 + 2) \times (3000 + 964)
Bài giải
b. (3 + 2) x 10287 = 5 x 10287
d. (2100 + 45) x 4 = 2145 x 4
g. (4 + 2) x (3000 + 964) = 6 x 3964
Vậy: a = d
c = g
e = b
Bài 4 (SGK Toán 4 trang 58)
Số ?
a) a \times \Box = \Box \times a = a
b) a \times \Box = \Box \times a = 0
Bài giải
a) a x 1 = 1 x a = a
b) a x 0 = 0 x a = 0