Luyện tập trang 14
Luyện tập trang 14 – Toán 5. Mục tiêu giúp học sinh:
– Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số.
– Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số.
I. Bài giảng
Video bài giảng: Luyện tập trang 14
II. Bài tập
Bài 1 (SGK Toán 5 trang 14)
Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
2\dfrac{3}{5} ; 5\dfrac{4}{9} ; 9\dfrac{3}{8} ; 12\dfrac{7}{10}
Hướng dẫn:
Cách chuyển hỗn số thành phân số:
– Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.
– Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.
Bài giải
2\dfrac{3}{5} = \dfrac{2 \times 5 + 3}{5} = \dfrac{13}{5}
5\dfrac{4}{9} = \dfrac{5 \times 9 + 4}{9} = \dfrac{49}{9}
9\dfrac{3}{8} = \dfrac{9 \times 8 + 3}{8} = \dfrac{75}{8}
12\dfrac{7}{10} = \dfrac{12 \times 10 + 7}{10} = \dfrac{127}{10}
Bài 2 (SGK Toán 5 trang 14)
So sánh các hỗn số:
a) 3\dfrac{9}{10} và 2\dfrac{9}{10} ; b) 3\dfrac{4}{10} và 3\dfrac{9}{10}
c) 5\dfrac{1}{10} và 2\dfrac{9}{10} ; d) 3\dfrac{4}{10} và 3\dfrac{2}{5}
Hướng dẫn:
Để so sánh hỗn số có 2 cách:
* Cách 1: ta chuyển hỗn số thành phân số rồi so sánh 2 phân số.
* Cách 2:
– So sánh phần nguyên trước, phần nguyên nào lớn hơn thì hỗn số đó lớn hơn.
– Nếu phần nguyên bằng nhau, ta so sánh tiếp phần thập phân. Phần thập phân nào lớn hơn thì hỗn số đó lớn hơn.
Bài giải
Cách 1:
a) 3\dfrac{9}{10} = \dfrac{39}{10} ; 2\dfrac{9}{10} = \dfrac{29}{10}
Vì \dfrac{39}{10} > \dfrac{29}{10}
Nên: 3\dfrac{9}{10} > 2\dfrac{9}{10}
b) 3\dfrac{4}{10} = \dfrac{34}{10} ; 3\dfrac{9}{10} = \dfrac{39}{10}
Vì: \dfrac{34}{10} < \dfrac{39}{10}
Nên: 3\dfrac{4}{10} < 3\dfrac{9}{10}
c) 5\dfrac{1}{10} = \dfrac{51}{10} ; 2\dfrac{9}{10} = \dfrac{29}{10}
Vì: \dfrac{51}{10} > \dfrac{29}{10}
Nên: 5\dfrac{1}{10} > 2\dfrac{9}{10}
d) 3\dfrac{4}{10} = \dfrac{34}{10} = \dfrac{17}{5}
3\dfrac{2}{5} = \dfrac{17}{5}
Vì: \dfrac{17}{5} = \dfrac{17}{5}
Nên: 3\dfrac{4}{10} = 3\dfrac{2}{5}
Cách 2:
a) Do 3 > 2. Nên 3\dfrac{9}{10} > 2\dfrac{9}{10}
b) Do 3 = 3 và \dfrac{4}{10} < \dfrac{9}{10} . Nên 3\dfrac{4}{10} < 3\dfrac{9}{10}
c) Do 5 > 2. Nên 5\dfrac{1}{10} > 2\dfrac{9}{10}
d) Do 3 = 3 và \dfrac{4}{10} = \dfrac{4 : 2}{10 : 2} = \dfrac{2}{5}
Nên: 3\dfrac{4}{10} = 3\dfrac{2}{5}
Bài 3 (SGK Toán 5 trang 14)
Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:
a) 1\dfrac{1}{2} + 1\dfrac{1}{3} ; b) 2\dfrac{2}{3} - 1\dfrac{4}{7}
c) 2\dfrac{2}{3} \times 5\dfrac{1}{4} ; d) 3\dfrac{1}{2} : 2\dfrac{1}{4}
Hướng dẫn:
Chuyển các hỗn số thành các phân số, rồi thực hiện phép tính.
Bài giải
a) 1\dfrac{1}{2} + 1\dfrac{1}{3} = \dfrac{3}{2} + \dfrac{4}{3} = \dfrac{9}{6} + \dfrac{8}{6} = \dfrac{9 + 8}{6} = \dfrac{17}{6}
b) 2\dfrac{2}{3} - 1\dfrac{4}{7} = \dfrac{8}{3} - \dfrac{11}{7} = \dfrac{56}{21} - \dfrac{33}{21} = \dfrac{56 - 33}{21} = \dfrac{23}{21}
c) 2\dfrac{2}{3} \times 5\dfrac{1}{4} = \dfrac{8}{3} \times \dfrac{21}{4} = \dfrac{8 \times 21}{3 \times 4} = \dfrac{168}{12} = 14
d) 3\dfrac{1}{2} : 2\dfrac{1}{4} = \dfrac{7}{2} : \dfrac{9}{4} = \dfrac{7}{2} \times \dfrac{4}{9} = \dfrac{7 \times 4}{2 \times 9} = \dfrac{28}{18} = \dfrac{14}{9}