Ôn tập so sánh hai phân số (tiếp theo)
Ôn tập so sánh hai phân số – Lớp 5. Mục tiêu giúp học sinh ôn tập,củng cố về:
– So sánh phân số với đơn vị
– So sánh hai phân số có cùng tử số.
I. Bài giảng
Video bài giảng: Ôn tập so sánh hai phân số (tiếp theo)
II. Bài tập
Bài tập 1 (SGK Toán 5 trang 7)
a) Điền dấu >, <, = vào chỗ trống
\dfrac{3}{5} … 1 ; \dfrac{2}{2} … 1
\dfrac{9}{4} … 1 ; 1 … \dfrac{7}{8}
b) Nêu đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1.
Hướng dẫn:
– Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
– Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.
– Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
Bài giải
a) \dfrac{3}{5} < {1} ; \dfrac{2}{2} = {1}
\dfrac{9}{4} > {1} ; {1} > \dfrac{7}{8}
b) Đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1.
– Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1.
– Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1.
– Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
Bài tập 2 (SGK Toán 5 trang 7)
a) So sánh các phân số:
\dfrac{2}{5} và \dfrac{2}{7}
\dfrac{5}{9} và \dfrac{5}{6}
\dfrac{11}{2} và \dfrac{11}{3}
b) Nêu cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
Bài giải
a) Trong hai phân số cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
\dfrac{2}{5} > \dfrac{2}{7} (vì 5 < 7)
\dfrac{5}{9} < \dfrac{5}{6} (vì 9 > 6)
\dfrac{11}{2} > \dfrac{11}{3} (vì 2 < 3)
b) Cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
Trong hai phân số có cùng tử số:
– Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn.
– Phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
– Nếu mẫu số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Bài tập 3 (SGK Toán 5 trang 7)
Phân số nào lớn hơn ?
a) \dfrac{3}{4} và \dfrac{5}{7}
b) \dfrac{2}{7} và \dfrac{4}{9}
c) \dfrac{5}{8} và \dfrac{8}{5}
Hướng dẫn:
– Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu số: ta quy đồng mẫu số các phân số, so sánh các tử số với nhau.
– So sánh 2 phân số cùng tử số.
– So sánh phân số với 1.
Bài giải
a) (Ta so sánh hai phân số cùng mẫu số)
Mẫu số chung: 28 (4 x 7 = 28)
\dfrac{3}{4} = \dfrac{3 \times 7}{4 \times 7} = \dfrac{21}{28}
\dfrac{5}{7} = \dfrac{5 \times 4}{7 \times 4} = \dfrac{20}{28}
Vì: \dfrac{21}{28} > \dfrac{20}{28} nên \dfrac{3}{4} > \dfrac{5}{7}
b) (Ta so sánh hai phân số có cùng tử số)
\dfrac{2}{7} = \dfrac{2 \times 2}{7 \times 2} = \dfrac{4}{14}
Giữ nguyên \dfrac{4}{9}
Do \dfrac{4}{14} < \dfrac{4}{9} (vì 14 > 9)
Vậy: \dfrac{2}{7} < \dfrac{4}{9}
* Lưu ý: bài này các em có thể làm bằng cách quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh như câu a.
c) (Dùng cách so sánh phân số với 1)
\dfrac{5}{8} < 1 ; \dfrac{8}{5} > 1
Do đó: \dfrac{5}{8} < \dfrac{8}{5}
Bài tập 4 (SGK Toán 5 trang 7)
Mẹ có một số quả quýt. Mẹ cho chị \dfrac{1}{3} số quả quýt đó, cho em \dfrac{2}{5} số quả quýt đó. Hỏi ai được mẹ cho nhiều quýt hơn ?
Hướng dẫn:
Để biết số quả quýt ai nhiều hơn, ta so sánh hai phân số \dfrac{1}{3} và \dfrac{2}{5} .
Bài giải
Quy đồng mẫu số các phân số:
\dfrac{1}{3} = \dfrac{1 \times 5}{3 \times 5} = \dfrac{5}{15}
\dfrac{2}{5} = \dfrac{2 \times 3}{5 \times 3} = \dfrac{6}{15}
Do \dfrac{5}{15} < \dfrac{6}{15} nên \dfrac{1}{3} < \dfrac{2}{5}
Vậy mẹ cho em nhiều quýt hơn.