Viết số tự nhiên trong hệ thập phân – Toán lớp 4. Bài học giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về đặc điểm của hệ thập phân. Biết giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
Toán lớp 4 – Chương trình Học trực tuyến dành cho học sinh lớp 4.
1. Nhận biết đặc điểm của hệ thập phân
Trong cách viết số tự nhiên:
1.1. Ở mỗi hàng có thể viết được một chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
Chẳng hạn:
1.2. Với mười chữ số: 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.
Chẳng hạn:
– Số “chín trăm chín mươi chín” viết là: 999
– Số “hai nghìn không trăm linh năm” viết là: 2005
– Số “sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba” viết là: 685 402 793
Nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Chẳng hạn, số 999 có ba chữ số 9, kể từ phải sang trái mỗi chữ số số 9 lần lượt nhận giá trị là: 9 ; 90 ; 900
Viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
Video bài giảng:
[embedyt] https://www.youtube.com/watch?v=HnNA0GSER6Y[/embedyt]
2. Thực hành
Bài 1 (SGK Toán 4 trang 20)
Viết theo mẫu:
Trả lời
Bài 2 (SGK Toán 4 trang 20)
Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu): 387 ; 873 ; 47 38 ; 10 837.
Mẫu : 387 = 300 + 80 + 7
Trả lời
873 = 800 + 70 + 3
4738 = 4000 + 700 + 30 + 8
10 837 = 10000 + 800 + 30 + 7
Bài 3 (SGK Toán 4 trang 20)
Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau (theo mẫu):
Trả lời