Ôn thi: Tiếng Việt

Đề tham khảo 1



 

I. Đọc hiểu: 

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra ở Côn Đảo.

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

Một tiếng hô: “Bắn”.

Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

Trích trong quyển Cẩm nang đội viên

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và làm bài tập theo yêu cầu:

Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng khi chị bao nhiêu tuổi ?

A. Mười một tuổi.
B. Mười hai tuổi.
C. Mười ba tuổi.
D. Mười bốn tuổi.

Trả lời:

B. Mười hai tuổi.

Câu 2: Vì sao bọn giặc Pháp phải lén lút đem chị đi thủ tiêu ?

A. Vì sợ bị phục kích.
B. Vì sợ người dân phản đối.
C. Vì sợ các chiến sĩ trong tù sẽ phản đối.
D. Vì sợ chị Sáu thoát thân.

Trả lời:

C. Vì sợ các chiến sĩ trong tù sẽ phản đối.

Câu 3: Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm giặc Pháp đưa chị Sáu đi đâu ?

A. Đảo Phú Quý
B. Đảo Trường Sa
C. Côn Đảo
D. Vũng Tàu

Trả lời:

C. Côn Đảo

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào đoạn văn sau:

Một hôm, …………. mang lựu đạn ……………….. giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặt bắt.     

Trả lời:

Một hôm, .Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặt bắt.     

Câu 5: Hãy cho biết nghĩa của từ “lạc quan” là gì ?

A. Luôn vui vẻ, thoải mái.
B. Luôn buồn bã, lo âu.
C. Không biết buồn phiền.
D. Cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp.

Trả lời:

D. Cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp.

Câu 6: Nối câu ở cột B phù hợp với kiểu câu ở cột A:

.Trả lời:


 

Câu 7: Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm:

a) ………………………………………………………., em giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa.
b) ………………………………………………………., mặt đất lúc nào cũng khô ráo.

Trả lời:

a) Chủ nhật vừa qua, em giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa.

b) Mùa xuân, mặt đất lúc nào cũng khô ráo.

Câu 8: Viết cảm nhận của em khi đọc bài “Câu chuyện của chị Võ Thị Sáu”
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Trả lời:

Qua “Câu chuyện của chị Võ Thị Sáu”, em cảm nhận chị Sáu là người con gái kiên cường, là tấm gương lạc quan yêu đời, luôn tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.

Câu 9: Là một học sinh, em sẽ làm gì để đền đáp công lao của những người có công với cách mạng như chị Võ Thị Sáu? (viết 2-3 câu)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Trả lời:

Thế hệ đi trước đã có công lao to lớn với cách mạng, với tổ quốc. Để đền đáp công lao ấy em luôn ra sức học tập, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.

Câu 10: Viết một đoạn văn ngắn (3-5 câu) nói về người yêu nước, dũng cảm mà em biết. Trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Trả lời:

Ngô Quyền là một trong mười bốn anh hùng dân tộc Việt Nam. Ông là người rất tài giỏi và dũng cảm. Với lối đánh sáng tạo , đúng đắn , chỉ huy khôn khéo. Nó chính là chiến thắng đầu tiên và rực rỡ nhất . Nó mở ra cho đất nước ta một thời kì mới.


Đề tham khảo 2

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn !

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các câu còn lại.

Câu 1: Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tác giả nhìn thấy gì ?

A. Chiếc lá
B. Đàn kiến
C. Con kiến
D. Vết nứt

Câu 2: Chú kiến trong câu chuyện đang tha vật gì trên lưng ?

A. Một hạt cơm
B. Một chiếc lá
C. Một miếng mồi
D. Một miếng bánh

Câu 3: So với con kiến, chiếc lá có hình dạng như thế nào ?

A. Chiếc lá nhỏ xíu như chú kiến.
B. Chiếc lá to gần bằng chú kiến.
C. Chiếc lá to hơn chú kiến một chút.
D. Chiếc lá to hơn chú kiến gấp nhiều lần.


 

Câu 4: Chuyện gì đã xảy ra với chú kiến trong câu chuyện ?

A. Chú gặp phải một chú kiến khác, định cướp chiếc lá của chú.
B. Gió thổi mạnh làm chiếc lá trên lưng nghiêng ngả như muốn rơi xuống.
C. Chú gặp một vết nứt trên nền xi măng.
D. Chiếc lá bị rách tạo thành một vết nứt to.

Câu 5: Chú kiến trong câu chuyện đã làm gì sau đó? Đúng ghi Đ, sai ghi S

Kiếm một chiếc lá khác làm cầu vượt qua vết nứt.
Đặt chiếc lá xuống đất, một mình vượt qua vết nứt. Sang bờ bên kia, nó tiếp tục tìm kiếm một chiếc lá khác
Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá.
Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Câu 6: Trạng ngữ trong câuKhi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.” là:

A. tôi
B. khi ngồi ở bậc thềm trước nhà
C. tôi nhìn thấy
D. con kiến đang tha chiếc lá trên lưng

Câu 7: Chủ ngữ trong câuKhi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.” là:

A. tôi
B. Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà
C. tôi nhìn thấy
D. con kiến đang tha chiếc lá trên lưng

Trả lời

Câu 1 2 3 4 5 6 7
Trả lời C B D C S-S-Đ-Đ B A

Câu 8: Vì sao tác giả cho rằng: “Tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn !” ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Trả lời:

Hình ảnh con kiến đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày mai để đạt đến thành công.

Câu 9: Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Trả lời:

Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh.

Câu 10: Chuyển câu kể sau thành câu cảm.

“Con kiến này rất thông minh”

Trả lời:

Ôi, con kiến này thông minh quá !

Câu 11: Đặt một câu kể Ai thế nào? (hay một câu kể Ai là gì? ; Ai làm gì?) để nói về chú kiến trong câu chuyện trên?

Trả lời:

Chú kiến trong câu chuyện rất thông minh. (Ai thế nào ?)
Chú kiến trong câu chuyện là một con vật chăm chỉ, cần mẫn. (Ai là gì ?)
Chú kiến một mình tha chiếc lá qua vết nứt trên nền xi măng. (Ai làm gì ?)

 


Trả lời

© 2024 Newclip - WordPress Theme by WPEnjoy