Biểu thức có chứa ba chữ – Toán lớp 4

Biểu thức có chứa ba chữToán lớp 4. Mục tiêu bài học, giúp học sinh nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ. Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.



Toán lớp 4 – Chương trình Học trực tuyến dành cho học sinh lớp 4.

1. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ.

Ví dụ: An, Bình và Cường cùng đi câu cá. An câu được … con cá, Bình câu được … con cá, Cường câu được … con cá. Cả ba người câu được … con cá.

Số cá câu được có thể là:

Biểu thức có chứa ba chữ - Toán lớp 4
Video bài giảng:

[embedyt] https://www.youtube.com/watch?v=bFUVOQ-rykA[/embedyt]

2. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ

a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ.

– Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9 ; 9 là một giá trị của biểu thức  a + b + c.

– Nếu a = 5 , b = 1 và c = 0 thì a + b + c = 5 + 1 + 0 = 6 ; 6 là một giá trị của biểu thức a + b + c.

– Nếu a = 1 , b = 0 và c = 2 thì a + b + c = 1 + 0 + 2 = 3 ; 3 là một giá trị của biểu thức a + b + c.

Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.


3. Thực hành

Bài 1 (SGK Toán 4 trang 44)

Tính giá trị của a + b + c nếu:

a) a = 5,   b = 7,   c= 10

b) a = 12,   b = 15,   c = 9

Bài giải

a) Nếu a = 5;   b = 7;   c =10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 12 + 10 = 22.

b) Nếu a = 12;   b = 15;   c = 9 thì a + b + c = 12 + 15 + 9 = 27 + 9 = 36.

Xem chi tiết

Bài 2 (SGK Toán 4 trang 44)

a x b x c là biểu thức có chứa ba chữ.

Nếu a = 4,  b= 3 và c = 5 thì giá trị của biểu thức a x b x c là :

a x b x c = 4 x 3 x 5 = 60

Tính giá trị của a x b x c nếu :

a) a = 9,  b = 5 và c = 2

b) a = 15,  b = 0 và c = 37

Bài giải

a) Nếu a = 9,   b = 5  và  c = 2 thì a × b × c = 9 × 5 × 2 = 45 × 2 = 90.

b) Nếu a = 15,   b = 0  và  c = 37 thì a × b × c = 15 × 0 × 37 = 0 × 37 = 0.

Xem chi tiết

Bài 3 (SGK Toán 4 trang 44)

Cho biết m = 10,  n = 5,  p = 2, tính giá trị của biểu thức:

a)     m + n + p

n + (n + p)

b)      m – n – p

m – (n + p)

c)       m + n x p

(m + n) x p

Bài giải

Với m = 10, n = 5 , p = 2 thì :

a)         m + n + p = 10 + 5 + 2 = 15 + 2 = 17.

m + ( n + p) = 10 + (5 + 2) = 10 + 7 = 17.

b)         m – n – p = 10 – 5 – 2 = 5 – 2 = 3.

m – ( n + p) = 10 – (5 + 2) = 10 – 7 = 3.

c)        m + n × p = 10 + 5 × 2 = 10 + 10 = 20.

(m + n) × p = (10 + 5) × 2 = 15 × 2 = 30.

Xem chi tiết

Bài 4 (SGK Toán 4 trang 44)

Độ dài các cạnh của hình tam giác là a, b, c.

a. Gọi P là chu vi của hình tam giác.

Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó.

Biểu thức có chứa ba chữ

b. Tính chu vi của hình tam giác biết:

a = 5cm,    b = 4cm,  và   c = 3cm

a = 10cm,  b = 10cm  và  c = 5cm

a = 6dm,    b = 6dm  và     c= 6dm

Bài giải

a. Công thức tính chu vi P của tam giác là :

P = a + b + c.

b) Nếu a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm thì:

P = 5cm + 4cm + 3cm = 12cm.

Nếu a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm thì:

P = 10cm + 10cm + 5cm = 25cm.

Nếu a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm thì:

P = 6dm + 6dm + 6dm = 18dm.

Xem chi tiết

 

Toán 4

Bài tiếp theo: Tính chất kết hợp của phép cộng


Trả lời

© 2024 Newclip - WordPress Theme by WPEnjoy